Sự nghiệp Nhật_Lai

Năm 1948, khi mới 17 tuổi, Nhật Lai đã có sáng tác đầu tay Chiều trên cầu Bồng Sơn. Sau đó, Nhật Lai lên Tây Nguyên tham gia kháng chiến. Miền đất Tây Nguyên như là quê hương thứ hai và là nơi khởi nguồn của tài năng âm nhạc của ông. Nhật Lai có thể nói được thứ tiếng dân tộc của Tây Nguyên như Ê đê, M’Nông, Gia rai, Bana... Ông yêu dân ca, dân vũ Tây Nguyên. Vào cuối những năm bốn mươi thế kỷ 20, ông đã sưu tầm hàng ngàn bài dân ca, điệu múa dân gian. Từ nền tảng ấy, Nhật Lai viết nhiều ca khúc tiếng dân tộc và tự nguyện đi hát phục vụ các buôn làng, động viên đồng bào tham gia kháng chiến. Năm 1954, tập kết ra Bắc, Nhật Lai vẫn tiếp tục sáng tác những ca khúc về Tây Nguyên [2].

Bên cạnh những ca khúc mang âm hưởng dân gian, Nhật Lai cũng sáng tác hàng loạt ca kịch, ca cảnh, nhạc múa, trong đó có Bên bờ Krôngpa (sáng tác 1968) như một đỉnh cao âm nhạc của ông về lĩnh vực opera [2].

Sau chuyến biểu diễn tại Liên hoan Giao hưởng quốc tế ở Riga, Latvia, ông ốm nặng và mất sau đó không lâu vào tháng 1 năm 1987 tại Hà Nội [2].